Đề xuất mô hình quản lý Lễ hội làm chay

Mô hình quản lý lễ hội Làm Chay có thể được thành một sản phẩm du lịch từ góc độ của nhà quản lý ở các khía cạnh: về Quản lý nhà nước, về sự tham gia và ý thức của người dân, về đội ngũ cán bộ quản lý, về ngân sách.
anh-chup-man-hinh-2021-05-24-141524-1669456771.png
 

Đề xuất khung mô hình của quản lý lễ hội Làm Chay gắn với phát triển sản phẩm du lịch như sau:

– Nhận diện lễ hội phù hợp quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch (Nhận diện)
– Đánh giá khả năng khai thác lễ hội Làm Chay thành sản phẩm du lịch (Tiêu chí)
– Đảm bảo 3 nguyên tắc quản lý lễ hội Làm Chay gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Nguyên tắc: đảm bảo sự tham gia quản lý của tối thiểu 3 bên: Nhà nước, Cộng đồng địa phương, doanh nghiệp lữ hành (Tham gia)

Điều kiện để triển khai mô hình quản lý hoạt động lễ hội Làm Chay cần phải chú ý đến hai nội dung nâng cao năng lực của nhân sự và cơ quan quản lý trong việc Quản lý di tích và Quản lý các khâu tổ chức lễ hội.

1-tkyf-e1621840641826-1669456756.jpg
 

+ Cần phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý di tích. Địa phương coi việc quản lý di tích như hoạt động hành chính giản đơn nên nhận thức của cán bộ quản lý cũng như việc sắp xếp cán bộ còn hời hợt. Tuy nhiên, nếu việc quản lý các di tích trong lễ hội Làm Chay như: Đình Dương Xuân Hội, Chùa Linh Phước, Miếu Âm Nhơn…không cặn kẽ, chẳng những không hiểu được di tích mà còn không thể quản lý đúng di tích trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Muốn thực hiện sưu tầm, bảo quản và trưng bày, phát huy tác dụng phải có trình độ am hiểu tường tận đến chi tiết phương pháp khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội, nhân văn, mới mong đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ. Những yêu cầu đó đòi hỏi cán bộ quản lý di tích địa phương cần phải có những kiến thức về chuyên môn, chuyên tâm nghiên cứu để lĩnh hội những kiến thức giữ gìn các giá trị sáng tạo của quá khứ, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đó là một cách khoa học, không làm hư hỏng di tích. Muốn đạt đến một ý tưởng như vậy, người làm công tác quản lý di tích một mặt phải học hỏi các kinh nghiệm, kỹ thuật truyền thống để bảo tồn các chất liệu truyền thống ở di tích. Mặt khác việc tu bổ, tôn tạo di tích phải đi đôi với việc phòng ngừa, bảo quản, chống xuống cấp của di tích.

+ Cần phải nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác thực thi quản lí nhà nước đối với hoạt động lễ hội Làm Chay, thường là công chức thuộc ngành văn hóa hoặc cơ quan chuyên trách của ngành, được phân công trách nhiệm hoặc chuyên viên văn hóa cơ sở chính là chuyên viên văn hóa xã, phường. Người làm công tác thực thi đối với hoạt động lễ hội Làm Chay cần: Nắm chắc chính sách và luật pháp của nhà nước có liên quan tới lễ hội Làm Chay, thời gian tổ chức, tục lệ địa phương, công tác chuẩn bị ban đầu, kêu gọi cơ quan đoàn thể, phong trào địa phương. Có khả năng giao tiếp, kinh nghiệm làm việc với cộng đồng địa phương, tốt nhất xuất thân là người dân địa phương, và có ý thức tích lũy kinh nghiệm.

Mục tiêu thiết kế Lễ hội Làm Chay theo mô hình quản lý và tổ chức mang tính cộng đồng tự quản nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp hóa, phối hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm: cộng đồng người dân địa phương đứng ra tổ chức tuân thủ theo nguyên tắc hiểu biết rõ cách tổ chức lễ hội Làm Chay như thế nào tùy thuộc vào khả năng tài chính, ý thức tự giác của dân chúng để đáp ứng nhu cầu văn hóa lễ hội của địa phương. Với cơ chế tự quản của cộng đồng, người dân địa phương biết cách điều chỉnh hài hòa các lợi ích xuất phát từ nhu cầu của các tầng lớp xã hội sống trong cộng đồng. Chính quyền địa phương là chủ thể Quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội đồng thời cũng là thành phần giám sát và tham gia trực tiếp vào tổ chức lễ hội, chính quyền làm đúng chức trách của mình sẽ tạo điều kiện lễ hội Làm Chay được tổ chức tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân theo quy định của luật pháp.

Vai trò tự quản của cộng đồng được thể hiện ở tất cả các khâu, các mắt xích chính của việc tổ chức và quản lý lễ hội: trong việc lên kế hoạch, lập nội dung và tiến hành lễ hội; trong việc thực hành Lễ, tổ chức các hoạt động Hội; trong quản lý các nguồn thu, chi; trong việc trùng tu, tôn tạo di tích; trong bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn an ninh xã hội…

Nhìn chung, thiết kế lễ hội Làm Chay với mô hình tổ chức và quản lý mang tính cộng đồng tự quản sẽ có những ưu điểm không thể phủ nhận như: bảo lưu rất tốt các yếu tố truyền thống, các giá trị văn hóa bản sắc, ít bị mai một, pha tạp. Người dân địa phương thực sự là chủ nhân của lễ hội, có ý thức trân trọng di sản lễ hội truyền thống hàng năm của mình. Trong các hoạt động lễ hội thường không có sự dàn dựng hay can thiệp của các nhà chuyên môn, các diễn viên chuyên nghiệp, không có sự sân khấu hóa. Mô hình lễ hội Làm Chay khả dụng đối với loại hình lễ hội có quy mô nhỏ hoặc vừa, mang đậm chất truyền thống, có bản sắc riêng và được cộng đồng giữ gìn, bảo vệ tốt.

Nhóm tác giả:

La Phi Long
Thân Hồng Hà
Nguyễn Trần Hoàng Phương
Trần Huỳnh Thị Kiều Hương
Nguyễn Hoàng Anh Như
Hồ Thị Phương

Tài liệu tham khảo:

1. Aronsson, L. (2000). The Development Of Sustainable Tourism: Continuum.
2. Đặng Văn, X. (2009). Du Lịch Long An Với Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững-Hội Nhập Thành Công.
3. Foster, D. I. (2005). Công Nghệ Du Lịch. In: Thống Kê.
4. Giao, H. N. K. (2011). Giáo Trình “Marketing Du Lịch”. Retrieved From
5. Harris, R., Williams, P., & Griffin, T. (2012). Sustainable Tourism: Routledge.
6. Hòe, N. Đ., & Hiếu, V. V. (2001). Du Lịch Bền Vững. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
7. Jansen-Verbeke, M., & Go, F. (1995). Tourism Development In Vietnam. Tourism Management, 16(4), 315-321.
8. Lưu, N. V. (1998). Thị Trường Du Lịch. NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
9. Phan, H. X. (2017). Nhận Thức Về “Văn Hóa Du Lịch” Và “Du Lịch Văn Hóa”.
10. Thức, N. V. (2011). Tiềm Năng, Thực Trạng Và Định Hướng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Tỉnh Long An Cho Phát Triển Du Lịch Bền Vững: Luận Văn Thạc Sĩ Địa Lý Học Chuyên Ngành Địa Lí Học (Trừ Địa Lí Tự Nhiên).
11. Nguyễn Thu Thuỷ (2016), Nghiên Cứu Mô Hình Quản Lý Carnaval Hạ Long: Luận Án Tiến Sĩ Văn Hóa Học, Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam.
12. Võ Trường Kỳ (2004), Lễ Hội Làm Chay Đình Dương Xuân Hội (Huyện Châu Thành), Chi Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, Tỉnh Long An.